Thứ sáu, Tháng Một 17, 2025
Google search engine
More
    Trang chủPhụ tùng xe máyVì sao có 2 loại chân chống xe máy?

    Vì sao có 2 loại chân chống xe máy?

    Phần lớn, các dòng xe máy phổ thông tại thị trường Việt đều được trang bị chân chống đứng và chân chống nghiêng. Tùy vào nhu cầu và điều kiện địa hình, mà biker cân nhắc sử dụng hai loại chân chống xe máy trên sao cho phù hợp.

    Để giúp biker dễ dàng hơn trong việc sử dụng chống đứng và chống nghiêng. Sau đây, yenxemay.vn sẽ bật mí cho bạn về công dụng và trường hợp sử dụng 2 loại chân chống trên đúng cách.

    Các dòng xe máy phổ thông tại thị trường Việt đều được trang bị 2 loại chân chống.
    Các dòng xe máy phổ thông tại thị trường Việt đều được trang bị 2 loại chân chống.

    Chân chống xe máy là gì?

    Chân chống xe máy là thanh kim loại có dạng hình trụ, liên kết với xe bằng một trục xoay kèm theo đó là lò xo giữ chân chống không bị rơi. Các dòng xe trên thị trường đều có hai loại chân chống, một để chống đứng và một để chống nghiêng.

    Chân chống nghiêng được bố trí bên trái của xe, tùy thuộc vào từng dòng xe mà vị trí lắp có thể thay đổi đôi chút. So với chân chống đứng, thì chống nghiêng được biker sử dụng thường xuyên hơn nhờ ưu điểm tiện dụng.

    Chân chống đứng (chân chống giữa) gồm có 2 chân cân bằng đảm nhận nhiệm vụ giúp xe dựng thẳng đứng và không bị ngã. Mục đích của chân chống này chính là tiết kiệm diện tích dựng đỗ hoặc giúp xe đứng vững khi biker chằng buộc hàng hóa có kích thước lớn lên xe.

    Chân chống xe máy là gì?
    Chân chống xe máy là gì?

    Ưu nhược điểm của 2 loại chân chống xe máy

    Nhằm mang đến sự tiện ích cho người dùng, các hãng xe đã thiết kế và trang bị 2 loại chân chống cho xe máy. Dưới đây sẽ là ưu – nhược điểm của chống nghiêng và chống đứng mà bạn nên biết:

    Ưu – nhược điểm chân chống nghiêng

    So với chân chống đứng, chống nghiêng được người dùng sử dụng tần suất thường xuyên hơn. Vì loại chân chống này khá tiện dụng, giúp việc đổ xe trở nên nhanh hơn và có thể thực hiện ngay khi người dùng ngồi trên xe.

    Khi cần sử dụng, biker chỉ cần dùng chân đẩy chân chống xuống đất và nghiêng xe. Chân chống cùng 2 bánh xe tạo thành 3 điểm tiếp xúc với mặt đất, từ đó giúp xe có thể đứng vững.

    Bên cạnh ưu điểm tiện lợi, dễ sử dụng thì chống nghiêng xe máy cũng có một vài nhược điểm. Khi sử dụng chân chống nghiêng để dựng xe trên nền đất mềm, không bằng phẳng rất dễ làm xe bị ngã.

    Cụ thể, khi dựng chống nghiêng toàn bộ sức nặng của xe sẽ đổ dồn về phía bên trái. Trong điều kiện đất mềm, không bằng phẳng rất dễ làm cho xe mất thăng bằng và dẫn đến tình trạng ngã xe.

    Ngoài ra, việc sử dụng chân chống nghiêng cũng khiến cho việc kiểm tra, sửa chữa xe gặp bất tiện. Tốt nhất nên dựng xe thẳng đứng, 2 bánh không chạm đất khi kiểm tra, sửa chữa phương tiện.

    Ưu - nhược điểm của chân chống nghiêng xe máy.
    Ưu – nhược điểm của chân chống nghiêng xe máy.

    Ưu – nhược điểm chân chống đứng

    Chân chống đứng được xem là giải pháp khắc phục toàn bộ nhược điểm của chân chống nghiêng. Loại chân chống này được cấu tạo từ 2 chân cân bằng, thường bố trí phía sau động cơ.

    Với thiết kế 2 chân cân bằng nhờ đó phương tiện có thể đứng vững và không bị ngã đổ. Đây được xem là lý do mà nhiều người dùng, khi cần buộc hàng hóa kích lên xe sẽ sử dụng chống đứng thay vì chống nghiêng.

    Ngoài ra, chân chống này còn được đánh giá cao nhờ ưu điểm tiết kiệm chỗ trống dựng đỗ xe tối ưu. Chính vì thế, ở nhiều bãi đổ xe công cộng thường dựng xe bằng chống đứng để giúp xe gọn gàng, thẳng hàng và tiết kiệm diện tích.

    Ngoài ra, khi dựng chống đứng còn giúp bảo vệ hệ thống treo và lốp xe không bị ảnh hưởng khi dựng đỗ xe trong một thời gian dài. Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, chân chống đứng cũng tồn tại nhược điểm như cách sử dụng phức tạp và tốn nhiều công sức.

    Ưu - nhược điểm chân chống đứng.
    Ưu – nhược điểm chân chống đứng.

    Mẹo dựng chân chống đứng đơn giản, không tốn sức

    Khi xe di chuyển đoạn đường dài hoặc dựng đỗ dưới điều kiện nắng nóng, để tránh làm hại đến bề mặt lốp xe cao su. Cũng như tiết kiệm chỗ trống khi để xe ở những nơi không có quá nhiều diện tích, biker nên dựng xe bằng chống đứng.

    Tuy nhiên, có không ít người dùng đặc biệt là chị em phụ nữ không biết sử dụng loại chân chống này. Sau đây,  yenxemay.vn sẽ bật mí cho bạn 2 cách dựng chống đứng cực kỳ đơn giản và không tốn sức mà bạn nên biết.

    Dựng chân chống đứng bằng cách truyền thống

    Bước 1: Dựng xe máy lên sao cho đầu xe thẳng, tránh bị nghiêng. Tiếp đến, dùng một tay giữ chặt tay lái phía trước, tay còn lại nắm chặt baga xe.

    Bước 2: Dùng chân trái làm trụ, còn chân phải hạ chống đứng để 2 cạnh chân chống hoàn toàn chạm đất.

    Bước 3: Dùng chân phải đạp mạnh và toàn bộ cơ thể đứng lên chân chống. Lúc này, trọng lực sẽ tác động lên chân phải và tạo ra lực lớn giúp bạn dễ dàng dựng chân chống đứng của xe một cách nhanh chóng.

    Dựng chân chống đứng bằng cách truyền thống.
    Dựng chân chống đứng bằng cách truyền thống.

    Dựng chân chống đứng bằng cách nghiêng xe

    Bước 1: Dựng chống nghiêng của xe xuống đất.

    Bước 2: Sau đó, để chống nghiêng làm tựa đồng thời nghiêng xe về phía người của bạn.

    Bước 3: Cuối cùng, dùng chân đẩy chống đứng về phía trước và nghiêng xe trở lại vị trí ban đầu. Vậy là bạn đã có thể dựng chân chống đứng một cách dễ dàng mà không phải tốn quá nhiều sức.

    Dựng chân chống đứng bằng cách nghiêng xe
    Dựng chân chống đứng bằng cách nghiêng xe.

    Có nên bọc chân chống xe máy hay không?

    Tương tự như các bộ phận khác của xe, nếu chân chống xe máy được bảo vệ tốt sẽ chi tiết này luôn bền bỉ. Một trong những cách bảo vệ tối ưu, tiết kiệm nhất được nhiều biker lựa chọn chính là trang bị phụ kiện bọc chân chống.

    Bọc chân chống xe máy (giày chân chống) là phụ kiện được làm bằng nhựa hoặc cao su được đánh giá cao về độ tiện dụng, dễ lắp đặt. Bên cạnh tính năng giúp chống xe không bị trầy xước, nó còn có thể làm đồ trang trí.

    Nên trang bị phụ kiện bọc chân chống cho xe.
    Nên trang bị phụ kiện bọc chân chống cho xe.

    Đặc biệt, món phụ kiện này còn góp phần làm giảm sát thương cho người dùng khi va chạm với chân chống. Ngoài ra, bọc chân chân chống còn được bán với giá khá rẻ từ 25.000 – 35.0000đ.

    Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên bạn đã hiểu hơn về 2 loại chân chống xe máy cũng như biết cách sử dụng chúng đúng cách. Và đừng quên đọc những bài viết mới nhất của yenxemay.vn để cập nhật các thông tin hữu ích về xe gắn máy nhé!

    NHỮNG BÀI VIẾT LIÊN QUAN
    - Advertisment -
    Google search engine

    Phổ biến nhất